Hàng Chỉ Định
29-06-2021 21:22:28
HÀNG CHỈ ĐỊNH (NOMINATED) NHƯ THẾ NÀO ?
Trong nghiệp vụ Logistics thương mại quốc tế, chúng ta thường bắt gặp khái niệm "Hàng chỉ định (Nominated) và "Hàng tự do (Free hand)". Vậy hàng chỉ định là hàng gì, chúng ta cùng tìm hiểu:
A/ KHÁI NIỆM:
- Người mua là người trả cước tàu, chỉ định hãng tàu/ đại lý nhất định. Vì vậy người bán chỉ trả local charges (phụ phí) tại đầu xuất hàng và tất nhiên không có quyền chọn lựa hãng tàu/đại lý theo ý muốn.
- Hàng chỉ định người mua book tàu, và sau đó gởi booking cho người bán bằng fax hoặc email để lấy duyệt lệnh lấy Container đóng hàng. Hoặc người mua sẽ cung cấp thông tin người bán cho Đại lý liên hệ và cấp booking.
B/ ƯU & NHƯỢC:
+ ĐỐI VỚI BÊN XUẤT KHẨU:
– Ưu điểm: Chỉ cần giao hàng lên tàu là đã hoàn thành trách nhiệm.
– Nhược điểm: Không chủ động được thời gian xuất hàng, thời gian chuẩn bị hàng, và người làm dịch vụ cho những công ty xuất hàng chỉ định cũng không vui vẻ lắm.
+ ĐỐI VỚI BÊN NHẬP KHẨU:
- Ưu điểm: Chủ động lựa chọn hãng tàu / đại lý cung cấp dịch vụ, Có thể tìm được cước tàu tốt hơn so với giá mà người bán báo, Chủ động lựa chọn thời gian tàu chạy từ đó bắt ép người xuất khẩu phải đúng tiến độ, người nhập khẩu sẽ được hãng tàu/ đại lý ưu ái một số điều khoản thoả thuận như: lưu container, lưu bãi,....
- Nhược điểm: Mất công, tốn thời gian cho việc đi tìm hãng tàu/ đại lý và trả giá. Chịu trách nhiệm rủi ro hàng hoá khi đi trên biển / máy bay.
C/ BIẾN TƯỚNG:
- Trong vận chuyển hàng hóa đường biển có nhiều loại biến tướng của loại hàng chỉ định, như:
a/ người mua chỉ định hãng tàu, tuy nhiên nhờ người bán trả cước tàu.
b/ hoặc người bán chỉ định hãng tàu nhưng người mua lại trả cước tàu.
D/ KẾT LUẬN:
- Vậy, Theo điều kiện thông thường "hàng chỉ định" được hiểu là hàng xuất theo điều kiện FOB, người mua book tàu và trả cước tàu, người bán nhận booking và chỉ trả phần local charge tại nước xuất khẩu.
Bộ chứng từ hàng chỉ định bao gồm:
Invoice and Packing list: chứng từ thương mại và đóng gói chi tiết hàng hóa. Invoice là chứng từ thương mại được cung cấp bởi người mua cho người bán. Nó thể hiện sự giao dịch, trong đây nêu rõ các sản phẩm, số lượng, giá các sản phẩm. Invoice không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa nên bạn lưu ý đừng nhầm lẫn hai khái niệm này. Packing List còn được gọi là phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa. Nó giúp mô tả chi tiết, kích thước và trọng lượng của hàng hóa. Nhìn vào Packing List các công ty giao nhận sẽ biết cách đóng gói sao phù hợp nhất.
Certificates (Certificate of Origins): giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một chứng từ khá quan trọng trong xuất khẩu nhập khẩu. Nó cho chúng ta biết được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, hàng hóa này đến từ nước nào, quốc gia nào. Với những nước có yêu cầu nhập khẩu nghiêm ngặt như Mỹ, liên minh Châu Âu EU thì giấy chứng nhận này càng trở nên quan trọng hơn cả. Mục đích của giấy tờ này giúp chứng minh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phù hợp với điều kiện xuất nhập khẩu của hai nước. Đồng thời CO còn có vai trò đến chính sách chống phá giá, thống kê thương mại,..
Bill of Lading & Delivery Order: Bill gốc và lệnh giao hàng. Lệnh giao hàng do chính hãng tàu/Forwarder cung cấp cho consignee để nhận hàng. Còn bill gốc là minh chứng shipper đã nhận hàng từ người giao hàng. Trong một số trường hợp, nhiều khách hàng yêu cầu phải có bill gốc mới chấp nhận thanh toán hóa đơn.
Customs clearance: thủ tục hải quan hay nói một cách dễ hiểu đây là phí khi qua cửa hải quan. Mức phí ở đây tùy thuộc vào loại hàng hóa. Thông thường chỉ cần nộp phí một lần.
-
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG 15-06-2021
-
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG 2021 15-06-2021